Hậu chiến Vương_quốc_Lưu_Cầu

Chính điện của thành ShuriÂm nhạc cung đình Lưu Cầu

Sau khi trở về được tiếp tục cai trị, quốc vương và giới án ti Lưu Cầu vẫn giữ được phần nào sự uy nghiêm trong quá khứ, tuy nhiên sự tôn kính dành cho quốc vương của thần dân Lưu Cầu đã suy giảm. Sau năm 1612, mặc dù bộ máy hành chính của Lưu Cầu vẫn tiếp tục được hoàn thiện để đáp ứng những nhu cầu quản lý mới nhưng thiết chế chính trị đó cũng ngày càng bị quan liêu hoá, giới quan lại và trí thức đắm chìm trong tư tưởng Nho giáo. Từ năm 1620, do phải chú ý đến quan hệ với Trung Quốc nên Nhật Bản đã từng bước nới lỏng kiểm soát đối với Lưu Cầu thay vì áp đặt một hệ thống cai trị chặt chẽ kiểu Nhật như dự tính ban đầu. Mạc phủ Tokugawa trao cho phiên Satsuma được quyền thu cống phẩm và đại diện cho mình quản lý Lưu Cầu song cũng nhiều biện pháp để giám sát.

Lưu Cầu luôn cần sự chấp thuận từ Nhật Bản trong các vấn đề kinh tế và chính trị quan trọng, song bên cạnh đó, họ vẫn duy trì mối quan hệ với Trung Quốc và chấp thuận tấn phong từ triều đình ở Bắc Kinh. Triều đình Lưu Cầu cũng muốn dùng mối quan hệ truyền thống với Trung Quốc để làm đối trọng với Nhật Bản. Sau năm 1612, Lưu Cầu thực hiện chế độ cống nạp cho cả Trung Quốc và Nhật Bản thông qua đại danh Shimazu của phiên Satsuma. Vì nhà Minh cấm buôn bán với Nhật Bản, phiên Satsuma, với sự cho phép của Mạc phủ Tokugawa, sử dụng quan hệ thương mại của vương quốc này để duy trì quan hệ buôn bán với Trung Quốc. Lưu ý rằng Nhật Bản trước đó đã đóng cửa với phần lớn các nước châu Âu, trừ Hà Lan, những quan hệ buôn bán như thế là đặc biệt quan trọng với cả Mạc phủ Tokugawa và phiên Satsuma, người sau này sẽ sử dụng quyền lực và ảnh hưởng của mình, theo cách đó, giúp lật đổ Mạc phủ trong thập kỷ 1860.

Vua Lưu Cầu là chư hầu của Daimyō Satsuma, nhưng đất đai của ông không được tính là một phần của bất kỳ một han (phiên) nào: cho đến khi chính thức sáp nhập quần đảo này và giải thể vương quốc năm 1879, Lưu Cầu thật sự không được coi là một phần của Nhật Bản, và người Lưu Cầu không được coi là người Nhật Bản. Mặc dù về mặt lý thuyết là dưới quyền kiểm soát của Satsuma, Lưu Cầu có mức độ tự trị cao, để phục vụ tốt nhất lợi ích cho đại danh Satsuma và Mạc phủ, trong thương mại với Trung Quốc. Lưu Cầu là một nhà nước triều cống cho Trung Quốc, và vì Nhật Bản không có quan hệ ngoại giao chính thức với Trung Quốc, về cơ bản Bắc Kinh không nhận ra rằng Lưu Cầu bị Nhật Bản kiểm soát và nếu có, họ sẽ chấm dứt buôn bán. Do đó, Satsuma và Mạc phủ bắt buộc phải buông bỏ theo nghĩa rằng không chính thức hay bằng vũ lực chiếm giữ Lưu Cầu hay kiểm soát các chính sách và luật pháp ở đây. Tình thế này làm lợi cho cả ba bên liên quan: triều đình Lưu Cầu, đại danh Satsuma và Mạc phủ, biến Lưu Cầu thành một rất quốc gia đặc biệt. Người Nhật bị cấm đến thăm Lưu Cầu mà không được phép của Tướng Quân, và người Lưu Cầu bị cấm lấy tên, mặc trang phục hay áp dụng các phong tục Nhật Bản. Họ thậm chí còn cấm thể hiện rằng mình biết tiếng Nhật khi đến Edo; gia tộc Shimazu, đại danh của Satsuma, gây dựng được thanh thế lớn khi khi phiên duy nhất có một vị quốc vương và cả vương quốc làm chư hầu, Satsuma thu lợi lớn từ sự đặc biệt của Lưu Cầu, họ còn nói thêm rằng đây là một vương quốc hoàn toàn biệt lập.

Là một nước "chư hầu", song về mặt ngoại giao, Lưu Cầu vẫn được Nhật Bản đối xử ngang hàng với Triều Tiên hay Xiêm. Năm 1670, khi đoàn triều cống của Lưu Cầu đến Trung Quốc triều cống bị hải tặc ở Đài Loan tấn công, Nhật Bản đã yêu cầu Hà Lan giúp đỡ. Trong đó, phía Nhật Bản giải thích rằng tuy Lưu Cầu không phải là một bộ phận lãnh thổ Nhật Bản song là một nước thần thuộc.[6]

Trong quan hệ với Trung Quốc, vì là nước "đồng văn" và là một cường quốc thương mại nên Lưu Cầu luôn giành được thứ bậc cao trong ngoại giao chính thức. Đoàn sứ thần Lưu Cầu xếp thứ tư sau Triều Tiên, Việt Nam và Nhật Bản khi thực hiện nghi lễ ngoại giao tại triều đình nhà Minh. Tuy nhiên, dưới thời nhà Thanh, sứ thần Lưu Cầu đã được xếp ở vị trí thứ hai, chỉ sau sứ thần Triều Tiên.[7] Khi quốc vương Lưu Cầu lên ngôi, nhà Minh và nhà Thanh luôn cử người sang tấn phong. Để tỏ rõ uy thế, các đoàn phái bộ Trung Quốc thường có từ 300 đến 800 người và có thể lưu lại kinh thành Shuri từ 4 tháng đến 9 tháng. Trong thời gian lưu lại Lưu Cầu, một số thành viên phái đoàn Trung Quốc đã tham gia tích cực vào các hoạt động văn hóachính trị của vương quốc. Sau khi Lưu Cầu bị Nhật Bản xâm lược, đề đề phòng, nhà Minh chỉ cho Lưu Cầu 10 năm sang triều cống một lần, song về sau đã giảm xuống 5 năm rồi 2 năm. Tuy nhiên các đoàn ngoại giao đơn thuần của Lưu Cầu cũng thường xuyên đến Bắc Kinh để tham dự các sự kiện trọng đại.[6]

Đến thế kỉ 18, Satsuma đã bắt Lưu Cầu phải thu lượm về các thông tin về tình hình Trung Quốc để báo lại với Mạc phủ. Trong bối cảnh đó, Lưu Cầu nhận thức được thế cục chính trị giữa các nước lớn và luôn thận trọng trong các bước đi. Lưu Cầu đã giữ được thế trung lập cùng sự độc lập tương đối nhờ áp dụng thế cờ nước đôi giữa hai cường quốc. Lúc này, lực lượng phản Thanh phục Minh ở Đông Nam Trung Quốc cũng xem các thương nhân Lưu Cầu là những kẻ đối địch. Sau khi nhà Thanh thay thế nhà Minh tại Trung Quốc, do bất mãn nên cộng đồng Hoa kiều di cư đến thứ hàng thế kỉ trước tại Lưu Cầu từ chỗ là một khối cư dân riêng biệt đã thực sự hòa nhập với đất nước sở tại. Satsuma cũng yêu cầu Lưu Cầu phải phát huy tiềm năng tri thức và tài buôn bán cũng như liên hệ với Trung Quốc của cộng đồng Hoa kiều này. Lưu Cầu cũng từng cử 97 lưu học sinh chính thức đến Trung Quốc, trong đó 78 người đã trở về, đối tượng cử đi là con cái của án ti, triều thần cấp cao và của Hoa kiều. Các lưu học sinh Lưu Cầu được cử sang Trung Quốc đều học tập có kết quả tốt và đã có những đóng góp tích cực cho sự phát triển văn hoá, giáo dục của vương quốc [6]

Khi Phó đề đốc Hải quân Hoa Kỳ Matthew Calbraith Perry đến Nhật Bản để ép nước Nhật mở cửa giao thương với Mỹ vào thập kỷ 1850, ông ban đầu dừng chân ở Lưu Cầu, như nhiều thủy thủ phương Tây đã làm trước đó, và ép Vương quốc Lưu Cầu ký hiệp ước bất bình đẳng mở cửa Lưu Cầu cho thương mại Mỹ. Từ đây, ông tiếp tục đến Edo.